Đặng Huy Trứ – ông tổ ngành nhiếp ảnh Việt Nam
Ðặng Huy Trứ sinh năm 1825 tại làng Thanh Lương (nay là phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Ông là người thông minh, chính trực, năm 18 tuổi đỗ cử nhân, năm 1847 thi Hội đỗ đầu (Giải nguyên) và bước vào quan trường năm 1856. Ðặng Huy Trứ là người có tư tưởng canh tân đất nước, là nhà văn, nhà thơ, đã để lại cho di sản văn hóa dân tộc 12 tập thơ và 10 cuốn sách và là thủy tổ của ngành nhiếp ảnh Việt Nam. Ðặng Huy Trứ mất ngày 7/8/1874 trong sứ mệnh chống thực dân Pháp.

Trong lần đến Hương Cảng năm 1865 để mua thuốc súng, Đặng Huy Trứ đã tận mắt nhìn thấy một chiếc máy có thể chụp và lưu giữ kỷ niệm. Ông liền chụp 2 tấm ảnh, hỏi kỹ càng kỹ thuật làm ảnh. Việc chụp ảnh có thể lưu giữ kỷ niệm khiến ông cứ suy nghĩ mãi, tìm cách đưa loại máy này về nước. Năm 1867, ông lại được cử đi Hương Cảng, lần này ông đặt mua máy cùng vật liệu, hỏi kỹ cách dùng rồi đưa về nước.
Khi có kiến thức sơ đẳng nhiếp ảnh, năm 1869 về nước ông mở ngay hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường tại phố Thanh Hà, Hà Nội. Triết lý nhiếp ảnh của Đặng Huy Trứ thể hiện rõ qua 2 câu đối ở của hàng:
“Nhân yên trù mật Thanh Hà phố
Thiện niệm du hưng Cảm Hiếu Đường”
(tạm dịch: “Thanh Hà phố ấy dân trù mật; Cảm Hiếu Đường đây khách nhiệt nồng”)
“Hiếu dĩ thân nhân sở cộng;
Ảnh giai tiêu tượng thế tương truyền”
(Nhà thơ Khương Hữu Dụng dịch nghĩa là: “Hiếu thờ cha mẹ người người muốn; Ảnh giống dung nhan mãi mãi truyền”)

Phố Thanh Hà, nơi cụ Đặng Huy Trứ lập hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường năm 1869.
Cảm Hiếu Đường được xem là hiệu ảnh đầu tiên của Việt Nam, mở ra trang sử đầu tiên cho sự phát triển của ngành nhiếp ảnh hiện đại ngày nay. Khách hàng của tiệm Cảm Hiếu Đường là các gia đình giàu có ở Hà Nội và các tỉnh lân cận; đặc biệt, những vị quan lại ở Huế cũng là khách hàng quen thuộc của tiệm mỗi khi có dịp đi công cán.
Cụ Đặng Huy Trứ tự thao tác mọi công đoạn từ chụp, rửa ảnh,... Cho đến hiện nay, các tấm ảnh do ông chụp vẫn còn lưu giữ ở bảo tàng tại Pháp. Có thể nói, sự đóng góp to lớn của cụ Đặng Huy Trứ mang ý nghĩa khai mở trong lịch sử đối với sự hình thành, phát triển của bộ môn nghệ thuật Nhiếp ảnh.
Sự kiện danh nhân Đặng Huy Trứ khai trương hiệu ảnh “Cảm Hiếu Đường” trên phố Thanh Hà đã trở thành mốc son quan trọng, ghi nhận tiến trình phát triển của nhiếp ảnh Việt Nam.

Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại Huế (15.3.2021)
Đặng Huy Trứ – TOP 100 Kỷ lục bất biến Việt Nam 2022: "Người đầu tiên mang nhiếp ảnh vào Việt Nam"

Chính bởi những giá trị đặc biệt đó, Trung tâm TOP Việt Nam - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam VietKings đã quyết định đề cử Đặng Huy Trứ vào TOP 100 Kỷ lục bất biến Việt Nam 2022: "Người đầu tiên mang nhiếp ảnh vào Việt Nam". Đây là hành trình tìm kiếm và đề cử Top 100 Kỷ lục Việt Nam không thể thay thế được, từ đó góp phần quảng bá các giá trị đặc biệt của đất nước và con người Việt Nam nói chung cũng như các giá trị của từng địa phương nói riêng.
Hành trình sẽ kéo dài đến cuối năm 2022 và kết thúc bằng sự kiện Hội ngộ Top Việt Nam lần thứ I, tại sự kiện này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam VietKings, Trung tâm TOP Việt Nam sẽ trao chứng nhận Top 100 Kỷ lục bất biến Việt Nam 2022 đến các địa phương.
Mọi thông tin xin gửi về:
Ban quản lý Hành trình tìm kiếm và quảng bá TOP 100 Kỷ lục bất biến Việt Nam 2022.
Email:
Ms Diệu Phi (Quản lý hành trình) - 0333108555
Trung tâm Top Việt Nam - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam VietKings