Cung Văn hoá Lao động Thành phố Hồ Chí Minh là một công trình kiến trúc bao gồm cụm các tòa nhà và sân vận động phục vụ cho các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao của người dân thành phố cũng như nhiều nơi khác. Cung có địa chỉ tại số 55B, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1866, Cung Văn hoá Lao động có tên gọi Cèrcle Spertif Saigonnais được xây dựng làm sân thể thao của quan chức người Pháp với những hồ bơi, sân quần vợt, phòng đấu kiếm và phòng nhảy đầm. Thời Mỹ, sân chơi được mở rộng hơn phục vụ cho cả giới quý tộc. (Nguồn hình: Internet)

Kể từ lúc thành lập đến năm 1975, nhiều chính khách, sĩ quan cao cấp, tầng lớp thượng lưu người Pháp, người Mỹ, sĩ quan Việt Nam và giới thượng lưu Sài Gòn, đều chọn đây làm nơi sinh hoạt chính. (Nguồn hình: Internet)

Tháng 11/1975, Ủy ban Quân quản Sài Gòn–Gia Định trao toàn bộ cơ ngơi này cho Liên đoàn Lao động Thành phố để cải tạo xây dựng thành nơi tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao và vui chơi giải trí cho công nhân lao động, lấy tên là Câu lạc bộ Lao Động, sau đổi thành Nhà văn hóa Lao Động, và rồi là Cung Văn hóa Lao Động. (Nguồn hình: Internet)

Cung Văn hoá Lao động bao gồm nhiều hạng mục tích hợp như Tòa nhà chính, Phòng thể dục - thể thao, Phòng sinh hoạt - đội - nhóm, thư viện, nhà hành chánh, sân thi đấu,... (Nguồn hình: Internet)

Cung Văn hoá Lao động có diện tích 2,8ha, với 132 năm hình thành và phát triển, đây là Nhà văn hóa cổ và lớn nhất của Sài Gòn và của cả Việt Nam. (Nguồn hình: Internet)